The point of using Lorem Ipsum is that it has a more-or-less normal distribution of letters, as opposed to using 'Content here, content here', making it look like readable English
Latin words, combined with a handful of model sentence structures, to generate Lorem Ipsum which looks reasonable.
Error: Contact form not found.
VTV.vn – “Nói đến tiền Bitcoin thì tôi xem nhiều chương trình toàn thấy bị lừa…”, một người dân cho biết khi nói về tài sản mã hóa.
Họa sĩ nhí và bức tranh NFT trị giá nửa tỷ đồng
Theo các công bố mới đây nhất từ Hiệp hội Blockchain, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, tài sản mã hóa. Có tới hơn 21% người Việt đã từng sở hữu dạng tài sản này như Bitcoin hay NFT với tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 120 tỷ USD, tương đương 3 triệu tỷ đồng. Giá trị giao dịch ngày càng lớn và nhu cầu của người dùng ngày càng gia tăng. Thị trường tài sản mã hóa không chỉ thu hút giới đầu tư mà còn thúc đẩy nhiều hoạt động sáng tạo khác.
Với việc sử dụng công nghệ chuỗi khối sẽ đảm bảo rằng một tác phẩm nghệ thuật sẽ khó có thể bị sao chép hơn nếu được gắn NFT – Non Fungible Token và biến chúng trở thành tài sản mã hóa đã khiến các nhà sưu tầm trả nhiều tiền hơn cho nghệ sĩ.
Chẳng hạn, ngay tại Việt Nam, vào năm 2021, Xèo Chu – một họa sĩ nhí sinh năm 2007 đã bán thành công bức tranh “Hoa mai may mắn” trên Binance và thu về khoảng 23.000 USD, hơn 500 triệu đồng. Còn bức tranh NFT đắt nhất thế giới từng được bán thành công với giá lên tới gần 92 triệu USD.
Người dân còn mơ hồ tiền mã hóa, tài sản mã hóa
Bên cạnh những người tự sáng tạo ra các dạng tài sản ảo như Xèo Chu, nhiều người lại tìm kiếm cơ hội từ việc trao đổi, mua qua bán lại kiếm lời các dạng tài sản mã hóa. Phổ biến nhất là Bitcoin rồi tới các đồng crypto.
Mặc dù vậy, hiện nay các giao dịch mua bán chủ yếu lại diễn ra trên các sàn quốc tế hoặc thoả thuận trực tiếp đi kèm với nhiều rủi ro. Trước hết là các giao dịch không được bất cứ cơ quan chức năng nào quản lý, khi xảy ra tranh chấp cũng rất khó phân định khi không có cơ sở định giá cho các sản phẩm tranh chấp.
Chẳng hạn, 1 Bitcoin hiện có giá thị trường hơn hơn 2 tỷ đồng nhưng xảy ra vụ trộm 1 Bitcoin thì toà án tại Việt Nam lại chưa có cơ sở đánh giá thiệt hại của việc này là bao nhiêu. Hiểu biết của người dân về tiền mã hoá hay tài sản mã hoá cũng rất khác nhau.
“Tiền kỹ thuật số tôi không nắm được, tiền ảo tôi cũng không nắm được”;
“Tôi thấy người ta tham gia coin rồi đồng nọ, đồng kia được lãi sinh rất nhiều”;
“Nói đến tiền Bitcoin thì tôi xem nhiều chương trình toàn thấy bị lừa…”.
Ham tiền ảo, mất tiền thật
“Bẫy lừa đảo đầu tư” cũng là một phần của thị trường tiền số, tiền mã hóa hay tài sản mã hóa khi mà các quy định pháp lý còn thiếu. Đâu là sàn có thể tin tưởng được, đâu là sàn lừa đảo. Người dùng có lẽ thật khó để phân biệt.
Tin vào lời hứa sinh lợi cao, một người phụ nữ đã bỏ hết tiền tiết kiệm vào hệ thống tiền ảo Cashback Pro. Vài lần đầu chị rút được lãi nhưng những lần sau thì không. Những kỳ vọng lãi mẹ đẻ lãi con không thành và tiền gốc cũng mất trắng.
Một thanh niên khác cũng tham gia đầu tư tiền ảo qua hội nhóm, đã nhiều lần tìm cách rút tiền gốc nhưng không thành. 1,8 tỷ đồng đã không cánh mà bay trên một sàn giao dịch giả mạo.
Nhu cầu lớn nhưng các thiếu các quy định pháp lý cụ thể, thị trường tiền mã hóa, tài sản mã hóa vì thế vẫn là một thị trường nhạy cảm với nhiều “bẫy đầu tư”. Thiệt hại của các nạn nhân khi xảy ra tranh chấp cũng khó tính toán, định giá và việc xử lý, giải quyết cũng rất khó khăn.
Pháp lý cho tài sản mã hóa thúc đẩy dòng vốn lớn vào nền kinh tế
Không chỉ rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu khung pháp lý rõ ràng là khiến Việt Nam bỏ lỡ mất nhiều cơ hội từ thị trường tiền mã hóa. Thị trường mà giá trị giao dịch hàng năm cao hơn gấp đôi tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhưng lại không có đóng góp nào cho ngân sách.
Nhiều doanh nghiệp của người Việt trong lĩnh vực này nhưng lại là pháp nhân nước ngoài. Vì thế, các chuyên gia đánh giá cần sớm luật hóa được hoạt động giao dịch, đầu tư tiền mã hóa, tài sản số để giúp thúc đẩy dòng tiền nhiều tỷ USD lưu thông trong nền kinh tế.
Trước tiên, việc có khung pháp lý cho các giao dịch tiền mã hóa, tài sản số sẽ tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam đánh giá: “Khi giao dịch được đưa vào quản lý rủi ro sẽ hạn chế, nên nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp phải cập nhật và theo dõi rất đầy đủ các thông tin từ cơ quan quản lý về các quy định khung pháp lý này”.
“Về nguyên tắc, chúng ta có thể thu được thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập… và các thuế khác liên quan. Khi đồng tiền đó được giao dịch chính thức, chắc chắn sẽ là nguồn thu đáng kể vì quy mô khối lượng giao dịch của thị trường hiện nay rất lớn”, Luật sư Trương Thanh Đức nhận định.
Bên cạnh đó, khung pháp lý cũng giúp các doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động, từ đó thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Ông Đào Hoàng Thanh – Sáng lập LaunchZone đánh giá: “Tôi nghĩ đó là một tín hiệu tích cực. Chẳng hạn như với startup thì đây là môi trường rất mở để cho các bạn khởi nghiệp Blockchain có thể tìm kiếm cơ hội và có định hướng rõ ràng hơn, cũng như nhận định đâu là ngưỡng ranh giới tốt, đâu là ngưỡng ranh giới xấu để tự tin phát triển dự án của mình”.
Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa. Nghị quyết đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để giám sát hoạt động của thị trường. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo rằng các chính sách mới không chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính số.
Ông Hoàng Minh Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội: “Chúng ta sẽ công nhận tài sản mã hóa và tiếp thu kinh nghiệm các nước và chia thành các dạng tài sản khác nhau để từ đó có những cách thức quản lý phù hợp. Dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua trong kỳ hợp thứ 5 này”.
Thống kê từ Tripple A cho thấy, Singapore chỉ đứng thứ 8 toàn cầu với hơn 650 ngàn người sở hữu tài sản số nhưng với những chính sách sớm, cởi mở đã thu hút 627 triệu USD đầu tư đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này năm 2023. Chính vì thế, khi Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tài sản số đứng thứ 2 với 21%, số tiền thu hút đầu tư được kỳ vọng là sẽ lớn hơn nhiều.
Khi khung pháp lý con đang được hoàn thiện, điều quan trọng lúc này có lẽ là cần tự trang bị kiến thức để hiểu rõ về những quyết định đầu tư của mình. Cùng với đó là sự thận trọng trước các lời mời gọi đầu tư, trong đó những dự án hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường là một dấu hiệu cần hết sức lưu tâm.
Cây gỗ Đàn Hương (tên khoa học là Santalaceae) là một họ thực vật hạt kín, có phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi. Cả gỗ và dầu đều tạo ra một mùi thơm đặc biệt được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ. Dưới đây là một số thông tin về cây Đàn hương, đặc điểm và công dụng.
1. Lịch sử, phân bố của đàn hương
Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Cây đàn hương Ấn Độ đã có lịch sử trồng và sử dụng khoảng 5.000 năm tại Ấn Độ và một số nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, cây đàn hương được các nhà khoa học nghiên cứu từ năm 2005 nhưng phải đến năm 2014 mới được triển khai, nhân giống thành công. Trong đó, Tiến sĩ Vũ Thoại – Chủ tịch hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm, chính là người đầu tiên đưa đàn hương từ Ấn Độ về Việt Nam.
Cây đàn hương Ấn Độ (tên khoa học là Santalum album) đã được giới chuyên môn gọi bằng những cái tên cây “vàng xanh”, cây “triệu đô” bởi những giá trị kinh tế, giá trị sử dụng đặc biệt của nó.
2. Đặc điểm thực vật học của cây Đàn hương
Hình dáng:
Đàn hương là cây thân gỗ cao từ 10 – 15 mét. Trên cây, từ thân gốc sẽ có các rễ cái ký sinh nên gọi là gỗ bán ký sinh. Đặc điểm chung là cây xanh quanh năm, lá nhỏ, các cành nhỏ rũ xuống rất nhiều.
Thân cây:
Tùy theo năm tuổi mà thân đàn hương có màu từ xanh xám – nâu đậm – xám đen – gần như đen toàn bộ. Trên thân có rất nhiều cành nhỏ mọc thẳng, và cần 15 – 20 năm để cho ra loại gỗ chất lượng nhất. Lúc này, dát gỗ có màu trắng, tâm gỗ thì màu vàng sẫm, mùi thơm rất mạnh vì đã đạt đến số tuổi có lượng tinh dầu nhiều nhất.
Lá:
Lá nhiều và có màu xanh, lá cây đàn hương có kích thước nhỏ, lá mọc đối nhau, có hình mũi giáo hoặc hình tròn.
Quả:
Cây đàn hương có hình cầu, là loại quả hạch, bên trong có nhiều nhựa, chuyển dần sang màu đen khi chín. Mỗi năm sẽ có 2 mùa ra hoa kết trái.
3. Công dụng của sản phẩm từ cây Đàn hương
Đàn hương là một loài cây đa tác dụng, dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược liệu, mỹ nghệ cao cấp và đặc biệt còn có ý nghĩa biểu tượng về mặt tâm linh trong đạo Phật.
Làm đẹp
Con người từ lâu đã sử dụng các sản phẩm cây đàn hương như một mỹ phẩm tự nhiên (Natural Spa). Bột đàn hương có tác dụng kháng khuẩn cho da và se khít lỗ chân lông. Đặc biệt, tinh dầu cây gỗ đàn hương được con người sử dụng như là thành phần không thể thiếu trong nước hoa.
(Nguồn ảnh: VnEconomy)
Trà đàn hương
Ngoài lõi gỗ và tinh dầu thì cây đàn hương còn cung cấp một lượng lá lớn có thể làm trà Đàn hương trị liệu (thường là trà 1 tôm 2 lá).
Đây là loại trà dễ uống vì không có vị đắng, hơn nữa lại an toàn và có hương thơm tự nhiên. Điều đáng lưu ý là trong trà lá đàn hương, người ta đã tìm ra các hoạt chất quý (như Catechin, Y – aminobutyric axit, Vitexin & Isovitexin… ) có tác dụng an thần, cải thiện trí nhớ, hạ huyết áp, ngăn ngừa tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch và ung thư.
Làm nước giải khát có tác dụng xua tan căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường sự tập chung.
Cải thiện giấc ngủ.
Tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lipid máu (tốt cho người mắc bệnh mỡ máu), hạ huyết áp (tốt cho người bị huyết áp cao) và các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Có tác dụng chống viêm và đổ mồ hôi trộn, có tác dụng lợi tiểu – tiêu độc.
Giải chất độc trong máu rất tốt nhất là với người thường xuyên uống rượu.
(Nguồn ảnh: Caythuoc.org)
Làm đồ trang trí và tâm linh
Việc trồng và sử dụng các sản phẩm từ cây gỗ đàn hương đã được tiến hành cách đây 5000 năm. Gỗ đàn hương sau khi thu hoạch và sơ chế được dùng để chạm khắc các đồ dùng nội thất như bàn, ghế, tủ, tượng … Gỗ đàn hương có mùi thơm đặc trưng và ở Ấn Độ người ta tin rằng mối không bao giờ tấn công gỗ đàn hương. Chính vì thế nên ngoài mục đích làm đồ nội thất trang trí, chúng còn được sử dụng trong tâm linh như nhang, vòng đeo tay… với biểu tượng của sức sống bất diệt. Trong các đền thờ, gỗ đàn hương được sử dụng ở nghi lễ ban phước cho giáo đoàn nó giúp đạt được ý thức cao hơn trong thiền định. Khi tập Yoga hoặc thiền định, việc sử dụng tinh dầu đàn hương cũng làm con người thư giãn hơn…
(Nguồn ảnh: Pana Fengshui)
Sử dụng trong y học
Trong Tây y, các chất có trong cây gỗ đàn hương có tác dụng chủ yếu trên đường niệu – sinh dục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàng quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu.
Trong Đông y, các sản phẩm như trà lá, trà búp, trà bột, giúp điều tiết huyết áp trong cơ thể, đàn hương có vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn) có tác dụng ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Dùng để chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim.
Trong bài viết vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu sơ bộ về cây Đàn Hương, đặc điểm thực vật học cũng như công dụng của các sản phẩm từ cây Đàn hương. Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng.
Sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6 đến hết năm 2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, ngày 25/1.
Theo đề án, Việt Nam sẽ chủ động thành lập, phát triển thị trường carbon theo mô hình tập trung, đảm bảo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Việc này nhằm tăng chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, nâng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Cụ thể, từ tháng 6/2025 đến hết 2028, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ được vận hành thí điểm. Ba năm sau, sàn sẽ được vận hành chính thức.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch carbon trong nước theo các tiêu chuẩn do các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính phối hợp xây dựng.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm hai loại là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận. Mỗi hàng hóa sẽ được cấp mã số duy nhất, đảm bảo không trùng lắp. Chủ thể khi tham gia giao dịch có tài khoản lưu ký. Việc đăng ký, cấp mã số được thực hiện tập trung để đảm bảo dữ liệu được thống nhất, đồng bộ.
Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung ứng dịch vụ lưu ký, thanh toán. Việc thanh toán tự động trên cơ sở kết quả giao dịch do HNX gửi, theo nguyên tắc chuyển giao hàng hóa đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Thực tế, lộ trình giảm phát thải trong nông nghiệp được chuẩn bị từ năm 2014, khởi đầu với việc xây dựng tín chỉ carbon tại khu vực Bắc Trung Bộ.
Tháng 10/2020, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) ký chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon. Hiện tại, Việt Nam đã chuyển nhượng một phần số tín chỉ này và còn 5,9 triệu tín chỉ chưa được chuyển giao. WB đã đề xuất chuyển tiếp 4,9 triệu tín chỉ.
Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 10,3 triệu tín chỉ carbon, đến tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được tổng số tiền 51,5 triệu USD từ WB. Số tiền này đã được phân bổ về các địa phương. Trong đó, 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã triển khai việc chi trả, mang lại lợi ích cho khoảng 7.000 chủ rừng. Hiện tại, gần 400 tỷ đồng đã được các địa phương chi trả theo đúng quy định.
Hiện nay, Việt Nam triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, một dự án quan trọng nhằm giảm phát thải khí mê-tan – loại khí nhà kính có tác động lớn đến biến đổi khí hậu.
Sáu năm – hơn hai ngàn ngày đêm – là khoảng thời gian của sự ấp ủ, nung nấu và bền bỉ vun đắp cho một giấc mơ. Đó không chỉ là một ý tưởng, mà là một lý tưởng: lan tỏa trách nhiệm cộng đồng cùng chung tay gánh vác sứ mệnh của đất nước trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu – vấn đề sống còn không chỉ của Việt Nam mà của toàn nhân loại.
Chúng tôi đã bước qua hàng trăm cuộc gặp gỡ, hàng ngàn lần chia sẻ và kết nối với những con người đến từ mọi miền đất nước – từ những người nông dân cần mẫn ngoài ruộng đồng, đến những bạn trẻ đầy nhiệt huyết trong thành phố. Tất cả chỉ để nói lên một điều: chúng ta không thể đứng ngoài cuộc khi Trái đất đang ngày càng nóng lên, khi thiên nhiên đang lên tiếng cầu cứu.
Và hôm nay, TreeBoom chính thức cất tiếng nói đầu tiên bằng hình thức một cộng đồng công khai trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây không chỉ đơn thuần là một nhóm – mà là một thông điệp, một tiếng gọi, một cú “bom cây” tích tụ năng lượng của lòng dân, để rồi khi đủ đầy, sẽ phát nổ như vụ nổ Big Bang – khởi sinh một kỷ nguyên mới với nhiều mảng xanh hơn, nhiều hơi thở trong lành hơn, và nhiều chỉ số tích cực hơn cho sự sống của con người cũng như muôn loài.
TreeBoom không thuộc về riêng ai – TreeBoom là của tất cả mọi người. Chúng tôi khao khát nhận được sự đồng hành từ từng cá nhân biết đến nhóm, và rộng hơn là từ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước – để cùng tổ chức những hoạt động ý nghĩa, để truyền thông và lan tỏa mạnh mẽ hơn đến cộng đồng. TreeBoom cần sự chung tay của các nhà báo, nghệ sĩ, KOLs và những người có ảnh hưởng – bởi họ là những ngọn đuốc có thể soi đường cho nhiều người khác.
Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự tham gia chủ động từ các gia đình Việt Nam – từ ông bà, cha mẹ đến các em nhỏ. TreeBoom cần được chào đón tại các trường học, từ những giờ sinh hoạt lớp đến những tiết học ngoại khóa. TreeBoom cần bàn tay của Đoàn viên, Hội viên, sinh viên, thanh niên ở khắp các tỉnh thành – những người trẻ mang trong mình sức mạnh đổi thay.
Chúng tôi – 24 thành viên đầu tiên – không phải là những người dẫn đầu cao xa, mà là những người đầu tiên bước lên, tạo nên nhịp đập ban đầu cho hành trình TreeBoom. Nhưng chúng tôi không thể đi xa nếu thiếu sự tiếp sức của số đông – những con người Việt Nam đầy tình yêu thiên nhiên, đầy trăn trở cho tương lai con cháu mình.
TreeBoom có thể trở thành một phong trào mang tầm vóc quốc tế. Nhưng để làm được điều đó, tất cả phải bắt đầu từ những hành động rất nhỏ: mỗi người hãy trồng ít nhất một cây xanh mỗi năm, hoặc mỗi khi TreeBoom phát động lời kêu gọi. Bởi mỗi cây được trồng là một lời hứa cho tương lai, một niềm tin rằng Trái đất sẽ được hồi sinh, rằng Việt Nam sẽ xanh hơn, đẹp hơn – không chỉ cho chúng ta, mà cho cả thế hệ mai sau.
“Những người trồng cây là người biết yêu thương và lo lắng cho cuộc sống của người khác. Bởi họ không chỉ lao động vì lợi ích cá nhân mà còn giữ gìn giá trị chung. Trái lại, những hành động phá rừng, đốt rừng chính là con dao giết đi nguồn sống của chính mình.
Trong một khu rừng xanh mướt, nơi gió thổi vi vu qua từng tán lá, có một gia đình đặc biệt mang tên TreeBoom. Gia đình này không chỉ đơn thuần là những cây cối, mà là hình ảnh thu nhỏ của một cộng đồng yêu môi trường. Mỗi thành viên trong gia đình TreeBoom đều mang trong mình những nét tính cách riêng, nhưng tất cả đều chung một mơ ước: bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống cho muôn loài, và chung tay chống lại biến đổi khí hậu.
* Thành viên đầu tiên: Ông Bạch Đàn
Ông Bạch Đàn là cây bạch đàn lớn nhất trong gia đình. Ông được coi là người đứng đầu, với những tán lá to lớn che chở cho cả gia đình khỏi cái nắng gắt của mùa hè. Với tấm lòng bao la, ông Bạch Đàn không chỉ giúp che mát mà còn mang lại không khí trong lành cho những sinh vật xung quanh. Ông thường kể cho các cháu của mình nghe về tầm quan trọng của việc trồng cây, bảo vệ rừng. Ông nhắc nhở mọi người rằng việc trồng cây không chỉ để tạo bóng mát, mà còn giúp giảm thiểu khí CO2 và cải thiện chất lượng không khí.
* Bà Cọ Xanh – Người che chở của gia đình xanh
Bà Cọ Xanh, người phụ nữ của gia đình, luôn chăm sóc cho các con với tình yêu thương vô bờ bến. Nổi bật với thân cây cứng cáp và tán lá xanh rờn, bà thường tổ chức những buổi dã ngoại cho những đứa con của mình. Trong những ngày này, bà dạy cho chúng cách chăm sóc cây, cách bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của việc duy trì sự đa dạng sinh học. Bà Cọ Xanh luôn nhấn mạnh rằng nếu không có rừng, con người và sinh vật sẽ khó có thể tồn tại. Bà cũng thường xuyên nhắc nhở mọi người giảm thiểu rác thải nhựa và khuyến khích việc tái chế.
* Chàng trai đứng thẳng: Cây Thông
Cây Thông, chàng trai trẻ của gia đình, có tính cách năng động và luôn tràn đầy sức sống. Anh không ngại khó khăn, luôn sẵn sàng tìm kiếm và giải quyết những vấn đề mà gia đình gặp phải. Cùng với ông Bạch Đàn, anh tham gia các hoạt động bảo vệ rừng và thúc đẩy chiến dịch trồng cây tại những khu vực bị tàn phá. Với lòng yêu quê hương, Cây Thông kêu gọi các bạn trẻ tham gia vào những buổi tập huấn về bảo vệ môi trường, kiến thức về sự thay đổi khí hậu và các hành động cần thiết để giảm thiểu tác động của nó.
* Người em gái yêu khám phá: Cây Đào
Người em gái Cây Đào sở hữu sự dịu dàng và nét xinh đẹp của một loài hoa. Cô rất thích khám phá thiên nhiên, yêu thích việc tìm hiểu về các loài động thực vật cũng như những mối liên hệ giữa chúng. Cây Đào thường dẫn các bạn bè của mình vào những chuyến phiêu lưu học tập để truyền cảm hứng cho mọi người yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Cô cũng đã tạo ra một nhóm nhỏ mang tên “ Bạn của Cây Xanh” nhằm kêu gọi những người bạn khác tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ việc dọn dẹp rác ở công viên đến việc trồng cây tại các khu vực khô hạn.
* Người lãnh đạo Tương lai: Cây Non
Cây Non, người con út trong gia đình, là hình ảnh của tương lai đầy hy vọng. Cô bé luôn tò mò về thế giới xung quanh, luôn hỏi những câu hỏi đầy thú vị về cách mà môi trường hoạt động. Cây Non là niềm hy vọng cho cả gia đình, biểu tượng cho những ước mơ lớn lao về môi trường mà thế hệ trẻ cần mang trong mình. Cô thường tham gia các hoạt động môi trường tại trường học và truyền cảm hứng cho các bạn cùng trang lứa thông qua các bài thuyết trình về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.
*Người bảo vệ mạng sống: Chị Gai Mây
Chị Gai Mây là thành viên không thể thiếu trong gia đình TreeBoom, với thân hình mảnh mai nhưngvững chãi. Chị nổi bật với những tán lá mảnh mai giữ cho bầu không khí luôn trong lành và không gian quanh mình luôn dễ chịu. Với tính cách dịu dàng nhưng mạnh mẽ, chị là người luôn hướng đến việc bảo vệ mạng sống của các loài sinh vật xung quanh. Chị Gai Mây thường tổ chức các buổi hội thảo và lớp học cho các chú chim, bướm và côn trùng về cách bảo vệ môi trường và sống hòa hợp với thiên nhiên. Chị luôn nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta đều là một phần của hệ sinh thái khổng lồ và cần phải bảo vệ nó để có thể cùng nhau phát triển.
* Người kể chuyện khôn ngoan: Cây Dừa
Ông Dừa, thành viên lớn tuổi thứ hai trong gia đình, là một cây dừa cao lớn với những trái dừa thơm ngon. Với kinh nghiệm sống trải dài qua nhiều năm tháng, ông thường ngồi bên bờ ao, kể cho các thế hệ trẻ về những kỷ niệm của mình khi rừng còn nguyên sơ và chưa bị tàn phá. Ông Dừa là người truyền cảm hứng cho mọi người bằng những câu chuyện lịch sử về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Nhờ thông điệp của ông, nhiều cây non đã nhận ra giá trị của việc bảo vệ mẹ thiên nhiên. Ông Dừa cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chống biến đổi khí hậu, nhấn mạnh rằng việc không ngừng trồng cây sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho cả nhân loại.
* Người nâng niu cái đẹp của thiên nhiên: Cây hoa Trà
Cô Hoa Trà là thành viên trẻ tuổi, nổi bật với những bông hoa trà nở rực rỡ quanh thân cây. Với tính cách vui tươi và đầy sáng tạo, cô luôn tìm cách làm cho khu rừng trở nên sống động hơn. Cô kết hợp nghệ thuật với bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động nghệ thuật ngoài trời để mọi người có thể cùng nhau vẽ lên những hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp. Cô Hoa Trà thường đưa ra các dự án như “Vẽ Tranh Về Rừng” để mọi người có thể chia sẻ ý tưởng và tình yêu của mình dành cho thiên nhiên qua những tác phẩm nghệ thuật. Không chỉ vậy, cô còn vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng hoa, làm vườn cộng đồng, và tạo không gian xanh trong các khu dân cư.
Kết nối tình yêu thiên nhiên: Sự đa dạng trong gia đình TreeBoom không chỉ đến từ những tính cách khác nhau mà còn từ những cách mà mỗi thành viên đóng góp vào hành động chống biến đổi khí hậu. Với Ông Bạch Đàn, Bà Cọ Xanh, Cây Thông, Cây Đào, Cây Non, Chị Gai Mây, Ông Dừa và Cô Hoa Trà, gia đình TreeBoom chính là hình mẫu lý tưởng cho một cộng đồng sống hòa hợp với thiên nhiên.
Mỗi nhân vật đại diện cho một giá trị cốt lõi trong cuộc chiến bảo vệ môi trường: từ việc trồng cây, bảo vệ sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học cho đến việc tạo ra sự kết nối giữa nghệ thuật và thiên nhiên. Câu chuyện của gia đình TreeBoom không chỉ là một phong trào, mà còn là lời kêu gọi hành động đến mọi người, nhắc nhở chúng ta rằng: Mỗi hành động nhỏ bé đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn lao. Hãy để tình yêu đối với thiên nhiên là động lực, để mọi người cùng nhau vươn tới một thế giới tươi đẹp hơn, nơi mà con người và thiên nhiên sống hòa thuận, an bình.